Những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng hay chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với một loại cây trồng, cây dưa chuột cũng thế, để có thể thu hoạch được những quả dưa to đẹp và ngọt mát cần có những kĩ thuật và phương pháp chăm sóc nhất định. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn có thêm những kĩ năng để chăm sóc cây dưa chuột đạt hiệu quả.
Đầu tiên là chế độ nước tưới cho cây:Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, câu thành ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn xưa chưa bao giờ là sai. Nước tưới là khâu cần thiết và có ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa và trao đổi chất của cây dưa chuột, nhưng không vì thế mà ta tưới quá nhiều, cây dưa chuột không chịu được úng, cần tưới đủ ẩm, không đẫm và có hệ thống thoát nước nhanh bằng cách làm rãnh sâu để nước chảy xuống đó và thoát. Nếu để cây thiếu nước thì sẽ làm chậm quá trình phát triển sinh thực, sinh dưỡng của cây và từ đó nó sẽ trở nên mẫn cảm với các loại bệnh hại và côn trùng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng quả. Thiếu nước còn làm cây biến đổi hoa đực thành hoa cái, hay làm quả bị teo, bị đắng vì thế cần theo dỗi thời tiết để bổ sung nước kịp thời cho cây.
Nguồn nước tưới không bị nhiễm độc hay nhiễm khuẩn: Nước tưới cho cây nên lấy từ sông, ao hồ hay nước mưa không bị nhiễm hóa chất từ các khu công nghiệp hoặc không bị thối, bị nhiễm chì…
Quan sát quá trình phát triển của cây để xác định thời điểm tưới cây cho phù hợp, Nếu cây còi cọc, lá héo vàng rũ và không xanh sẫm thì nên bổ sung nước cho cây 1 lần/ngày giúp cây có chất để trao đổi trong quá trình sinh thực. Thời điểm tưới cây nên là sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới lúc trời nắng to. Khi cây còn nhỏ và cây trong thời kì ra hoa là giai đoạn cây cần nước nhất vì thế theo dõi và tưới nước cho cây nhiều hơn ở những giai đoạn này.
quả lê
Bón phân cho cây: Cây dưa chuột cần lượng phân hữu cơ nhiều vì thế nên dùng phân hữu cơ để chăm sóc cho cây như rơm rạ mục, phân chuông ủ lâu, hay tro bếp, mùn cưa…, tuyệt đối không được tưới phân cho cây vì như thế sẽ làm thối dây, thối quả, gây mất vệ sinh.
Phòng trừ sâu bệnh: các loại bệnh hay mắc phải ở cây dưa chuột là bệnh đốm vàng, bệnh sương mai, héo rú, phấn trắng, bọ trĩ, sâu xanh đục quả…. Đối với những loại sâu bệnh này đều có thuốc phòng trừ, nếu phun trừ trong thời gian thu hoạch quả thì tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học để phun mà phải mua thuốc sinh học có nguồn gốc thảo mộc không làm ảnh hưởng đến quả, các loại thuốc này hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thị trường nên không khó để mua. Để giảm thiểu sâu bệnh gây ra nên trông luân canh các vụ, không trồng 2 vụ dưa liên tiếp nhau, các loại bệnh về lá thì ta dùng phương pháp ngắt bỏ lá sâu bệnh đem tiêu hủy, có thể ngắt bớt chỗ lá dày để tạo độ thông thoáng lấy ánh sáng tránh sự trú ngụ và phát triển của mầm bệnh.
Tỉa nhánh, phân nhánh: Có những nhánh cây ra rất dài nhưng lại không có hoa và quả, những nhánh này sẽ làm giảm chất dinh dưỡng nuôi những nhánh có quả vì thế nên tỉa bớt những nhánh này đi, ngắt bỏ chồi để kích thích ra hoa tạo quả.