Tìm hiểu phương pháp chăm sóc cây Roi đỏ Thái Lan

posted in: Cây ăn quả | 0

 

Rất nhiều người gửi thư đến chúng tôi với mong muốn hướng dẫn cho họ cách chăm sóc cây Roi đỏ Thái Lan, bởi đây là giống cây trồng mới nên phương pháp chăm sóc không có, đa phần là áp dụng và phát triển từ phương pháp chăm sóc giống roi ăn quả nên chất lượng cũng như năng suất đạt đươc khi trồng loại roi này không cao. Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp chính giúp chăm sóc  cây Roi đỏ Thái Lan mang đến cho bạn những vụ mùa bội thu nhất.

1.Chăm sóc định kỳ

Đối với việc chăm sóc định kì cần chú ý đến hai vấn đề chính là nước tưới và việc vệ sinh cỏ dại cũng như xới xáo giúp đất được tơi xốp hơn.

Đối với vấn đề tưới nước cho cây cần thực hiện thường xuyên và đầy đủ. Đối với thời kì khô hạn, không có mưa lượng nước tưới phải tăng lên. Khi cây bắt đầu ra trái cũng là thời kì rất cần nước cho sự phát triển của cây và quả, quả đủ nước mới to, mọng nước, quả sẽ ngọt và nhìn bóng đẹp hơn. Tuy nhiên cần chú ý thời kì cây đang ra hoa và hoa đang nở cần hạn chế nước, có thể không tưới nước cũng được.

Đối với vấn đề vệ sinh cỏ dại và xới xáo đất: Cần chú ý vệ sinh cỏ dại dưới gốc cây tránh làm phân tán chất dinh dưỡng dành cho cây, việc xới xáo đất giúp rễ có thể có nhiều oxy để trao đổi chất hơn. Sau khi vệ sinh cỏ dại và xới xáo đất cần tủ rơm đã mục lên gốc cây vừa hạn chế cỏ dại lại vừa có thể giữ ẩm cho đất.

Trồng roi ăn quả

2.Cắt tỉa, tạo hình

Đây là công việc hết sức càn thiết đối với người trồng cây ăn quả. Với cây Roi đỏ Thái Lan cần bỏ các cành sâu bệnh, lá già, lá héo, cành khô….giúp cây thông thoáng, ánh sáng sẽ có nhiều hơn cây vừa hạn chế bệnh hại lại vừa giúp cho khả năng quang hợp của cây được tốt hơn.

3.Bón phân

Đối với roi đỏ Thái Lan cần bón nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Đối với phân hữu cơ nên bón lót trước khi trồng các loại phân hữu cơ thường được sử dụng như phân bỏ, phân trâu, phân lợn đã được ủ mục và các loại trấu, rơm rác, xơ dừa vụn hoặc đã mục nhiều. Đối với loại phân hóa học nên sử dụng để bón thúc cho cây và chia thành các năm bón. Với năm đầu tiên chỉ 0,6kg NPK là đủ chia ra làm 4 lần bón trong năm như khi cây trồng được 1 tháng, khi cây đang phát triển,  trước khi ra hoa 1 tháng, sau khi thu hoạch quả. Với năm thứ hai lượng phân sẽ gấp đôi năm thứ nhất và cũng chia làm 4 lần bón tương tự và có thể bón riêng thêm kali giúp cây cho quả ngọt và thân cây cứng cáp hơn.