Những thông tin cần biết về cấu tạo gạt mưa ô tô

posted in: Gạt mưa ô tô | 0

Để có thể sử dụng gạt mưa ô tô một cách đúng chuẩn, bạn cần tìm hiểu về cấu tạo gạt mưa ô tô. Dưới đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo gạt mưa mà bạn có thể tham khảo.

Cấu tạo gạt mưa ô tô: Cần gạt

Cấu-tạo-gạt-mưa-ô-tô-Cần-gạt
Cấu tạo gạt mưa ô tô – Cần gạt

Trong cấu tạo gạt mưa ô tô, có lẽ bộ phận bền bỉ và lâu hỏng nhất chính là cần gạt. Chúng được chế tạo từ sắt, phủ thêm sơn tĩnh điện. Nhiệm vụ chính của cần gạt là nhận lực từ mô tơ gạt mưa rồi truyền cho thanh gạt, giúp thanh gạt chuyển động và có thể gạt sạch nước đọng, bụi bẩn bám trên bề mặt kính chắn gió. Thông thường, cần gạt mưa rất bền nên khi thay gạt mưa, người dùng chỉ cần thay mới khung gạt và lưỡi gạt.

Cấu tạo gạt mưa ô tô: Khung gạt

Cấu-tạo-gạt-mưa-ô-tô-Khung-gạt
Cấu tạo gạt mưa ô tô – Khung gạt

Khung gạt là bộ phận được nối với cần gạt mưa bằng một nút chốt. Khung gạt không chỉ giúp tạo hình cho lưỡi gạt mà nó còn là giá đỡ đưa lưỡi gạt di chuyển để gạt nước và bụi bẩn. Hiện nay, có 3 loại khung gạt mưa phổ biến trên thị trường, đó là khung sắt, khung mềm, khung 3 khúc/ 5 khúc. Mỗi loại khung gạt lại có những đặc điểm khác nhau, cụ thể:

  • Khung sắt: Là loại khung truyền thống, được làm từ chất liệu sắt nên sau một thời gian sử dụng dễ xuất hiện tình trạng han gỉ.
  • Khung mềm (thân mềm): Là loại khung được ưa chuộng nhất hiện nay mặc dù mới xuất hiện trên thị trường. Khung gạt được làm từ silicon nên rất dẻo, bền, độ đàn hồi tốt, độ linh hoạt cao. Từ đó đem đến hiệu quả gạt sạch tối đa.
  • Khung 3 khúc/ 5 khúc: Khung 3 khúc/ 5 khúc sở hữu thiết kế hiện đại, có khung gạt được chia làm 3 đoạn/ 5 đoạn tương ứng, giữa mỗi đoạn là một lò xo nhỏ. Độ linh hoạt của khung 3 khúc/ 5 khúc cũng tương đối tốt, chỉ kém một chút so với khung mềm. 

Cấu tạo gạt mưa ô tô: Lưỡi gạt

Cấu-tạo-gạt-mưa-ô-tô-Lưỡi-gạt
Cấu tạo gạt mưa ô tô – Lưỡi gạt

Một bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo gạt mưa ô tô đó là lưỡi gạt. Lưỡi gạt sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kính chắn gió và đảm nhiệm việc gạt nước, bụi bẩn trên kính. Vậy nên, cấu tạo lưỡi gạt sẽ ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả làm sạch. Cụ thể:

  • Lưỡi cao su: Lưỡi cao su là loại truyền thống, xuất hiện nhiều trên thị trường và được sử dụng rất phổ biến trước đây. Tuy nhiên, hiện nay, loại lưỡi gạt mưa này không còn được ưa chuộng sử dụng nữa vì xuất hiện nhiều nhược điểm trong quá trình sử dụng. Cụ thể, lưỡi cao su dễ bị bào mòn, bị lưu hóa và cứng lại. Điều đó không chỉ làm giảm hiệu quả gạt nước mà còn làm mặt kính bị xước.
  • Lưỡi silicon: Lưỡi silicon được cải tiến từ loại lưỡi cao su truyền thống. Chúng được làm từ silicon cao cấp nên độ bền tốt, độ đàn hồi cao, hạn chế được sự bào mòn. Thêm nữa, hiệu quả gạt của lưỡi silicon tốt hơn rất nhiều so với lưỡi cao su do diện tích tiếp xúc giữa lưỡi gạt và bề mặt kính được tăng tối đa.

Cấu tạo gạt mưa ô tô: Lá lúa gạt mưa

Cấu-tạo-gạt-mưa-ô-tô-Lá-lúa-gạt-mưa
Cấu tạo gạt mưa ô tô – Lá lúa gạt mưa

Lá lúa gạt mưa là một bộ phận nhỏ của cấu tạo gạt mưa ô tô, được đặt nằm giữa lưỡi gạt và khung gạt. Chúng được tạo nên từ hợp kim nhôm nên vô cùng bền. Nhờ có lúa lúa gạt mưa, lưỡi gạt có thể bám chặt vào khung gạt, từ đó giúp việc gạt nước đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về cấu tạo gạt mưa ô tô. Hy vọng, các bạn đã thực sự hiểu về từng bộ phận của gạt mưa để có thể biết cách sử dụng gạt mưa một cách đúng chuẩn.