Hoa hồng đào cổ– loại hồng cổ Việt Nam
Hiện nay giống hoa hồng ngoại đang du nhập vào nước ra khá nhiều. Tuy nhiên chúng vẫn không được ưa chuộng nhiều như giống hoa hồng ở Việt Nam vì khả năng chống chịu thời tiết và cần chăm sóc tỉ mỉ rất khó cho sai hoa như các giống hồng của Việt Nam. Hoa hồng đào cổ là một giống hoa hồng cổ của nước ta từ trước tới nay vẫn được nhiều người yêu thích. Hoa không những đẹp mà dáng của nó cũng khiến người ta ngây ngất. Đúng như tên gọi hoa hồng đào làm cho ta liên tưởng đến các cô thiếu nữ má đỏ hây hây đang e thẹn, thẹn thùng… Vẻ đẹp của nó đã chinh phục biết bao trái tim người yêu hoa từ sự tinh tế, dịu dàng ấy.
Xem thêm: hồng cổ sapa đẹp
Đặc điểm của cây hoa hồng đào cổ
- Tên gọi khác là hoa hồng Pháp, hoa hồng phấn.
- Thân cây dạng bụi, sống tới đâu hóa gỗ tới đó, cây sống khá lâu năm, chiều cao trung bình của cây từ 0,5 đến 2m. Cây phân chia cành tán nhiều từ gốc lên đến ngọn nên nhìn cây khá lớn, bề rộng tán chừng 0,5-1,5m.
- Lá tròn trĩnh, đầu nhọn hơn các giống hoa hồng khác. Lá cây màu xanh đậm, viền lá có răng cưa dày và ngắn.
- Hoa có màu hồng phấn dịu dàng, các cánh hoa mỏng manh càng về phần rìa cánh màu hồng càng giảm dần. Hoa hồng đào có số lớp hoa khá dày đặc chừng 30 40 lớp cánh hoa xếp chồng lên nhau nên nhìn bông hoa to hơn các giống hoa khác. Rìa cánh uốn lượn hình sóng trông như thân hình của các cô thiếu nữ e ấp. Đường kính trung bình của hoa đạt từ 5-10cm, có bông to bằng lòng bàn tay. Hoa bền hơn các loại hoa khác, nở được từ 3-5 ngày mới tàn, mỗi tuần cây hoa cho từ 3-5 lứa hoa.
- Hoa có mùi thơm cổ điển, dịu dàng pha chút lãng mạn, quyến rũ. Cây cho hoa quanh năm, nở rất sai hoa, về mùa hè kích thước hoa nhỏ hơn mùa thu.
Lợi ích và tác dụng của cây hoa hồng đào cổ
- Cây sống được lâu năm, có cây cổ thụ lên tới 50-60 năm nên được nhiều người yêu thích trồng làm cây cảnh trang trí.
- Hương hoa thơm dịu dàng, màu sắc cũng như phom hoa đẹp nên được lựa chọn trồng làm hàng rào tô điểm cho ngôi nhà. Trồng ngay trước cổng nhà như đón chào khách tới chơi. Hay một vài chậu hoa trên ban công buông rủ hoa xuống dưới đung đưa trước gió trông thật lãng mạn,..
- Với đặc tính hoa to, cây ra sai hoa nên được lựa chọn điều chế nước hoa, mỹ phẩm, tinh dầu thơm,…
- Cây hoa hồng đào còn có tác dụng trong đông y đặc biệt trị ho cho trẻ em rất hiệu quả. Chỉ cần một vài bông hoa đem hấp cùng mật ong hoặc đường phèn thành siro cho trẻ uống được rồi.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng đào cổ
Với đặc tính cây là giống hồng của nước ta nên điều kiện thời tiết cũng như chất đất cũng không khó khăn cho người trồng. Chỉ cần lưu ý một vài chi tiết sau đây là có thể tạo ra một cây hoa hồng đào cổ đẹp rồi
- Ánh sáng: cây ưa sáng nên trồng cây nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến. Nếu cây trồng trong chậu đặt trong nhà nên đặt chỗ cửa sổ có ánh sáng chiếu đến hoặc mỗi ngày đem phơi chậu ra ngoài ít nhất 6h mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát. Cây hấp thụ ánh sáng có khả năng quang hợp mới cho hoa nhiều và thơm được.
- Nhân giống: cây chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Chọn cành bánh tẻ không quá già cũng không quá non để làm cành giâm. Cắt cành chừng 50cm ngâm vào dung dich kích thích cho rễ rồi đem giâm xuống đất tơi xốp. Cắm cành nghiêng một góc 45 độ, cắt vát cành giâm rồi vun đất lại, tiến hành tưới nước cho cành để ẩm đất.
- Nhiệt độ: cây hoa hồng đào ưa nhiệt độ mát mẻ nên về ban đêm cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn ban ngày. Thời tiết mát mẻ cây cho hoa nhiều hơn là mùa hè nóng.
- Đất trồng: cây ưa đất thịt tơi xốp nên trộn cùng xơ dừa, trấu hun để có độ tơi xốp cho đất. Đất trồng cần thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.
Xem thêm nhiều loại hoa hồng cổ tại https://hoadepviet.com/cac-giong-hoa-hong-co-ban-dia-cua-viet-nam/