Cây Me Tây

posted in: Cây nội thất | 0

Cây Me Tây

Nhiều người lựa chọn cây me tây để trồng thành từng hàng làm cây bóng mát để làm đẹp cảnh quan đô thị. Hay còn được lựa chọn trồng trong khu đô thị, khu đông dân cư…Nghe tên thì có vẻ cây đó rất khó trồng nhưng thực chất thì cây me tây lại được phân bố rộng khắp Việt Nam đấy nhé. Hãy cùng tôi tìm hiểu thêm về cây me tây nào các bạn.

Cây me tây cho hoa rất đẹp

Nguồn gốc xuất sứ của cây me tây

Cây me tây còn được gọi với tên gọi khác là cây còng, muồng ngủ, cây mưa, muồng tím. Cây có tên khoa học là Samanea Saman.

Cây thuộc họ nhà Đậu, bắt nguồn từ Châu Mỹ và hiện nay phân bố rộng khắp tỉnh thành của Việt Nam.

Công dụng của cây me tây với cuộc sống

  • Cây được phân bổ rộng khắp Việt Nam, nhiều người lựa chọn trồng cây me tây chủ yếu làm cây bóng mát. Cây có tốt độ sinh trưởng khá mạnh mẽ, khoác trên mình một màu hoa tím thủy chung với tán lá xòe rộng.
  • Cây giúp cải thiện cảnh quan môi trường: nhờ tán lá xum xuê nên nhiều người lựa chọn cây me tây làm cây bóng mát. Cây được người dân trồng chủ yếu ở các khu đông dân cư có tác dụng giảm tiếng ồn, làm sạch không khí. Người dân miền Trung còn sử dụng cây như những hàng rào chắn bão cát và gió to ngoài biển thổi vào đất liền.
  • Cây me tây còn được sử dụng chế biến thành thức ăn cho gia súc. Nhiều bộ phận của cây còn làm thuốc chữa bệnh. Lá và vỏ điều chế thành thuốc chữa tiêu chảy. Rễ cây được dùng như một loại thuốc quý hiếm điều chế thuốc chữa ung thư hay vết thương trong cuống họng.
  • Người dân còn sử dụng gỗ của cây để chế tác ra các vật dụng trong gia đình như bàn, ghế, giường, tủ…
Cây me tây- cây bóng mát

Đặc điểm hình thái của cây me tây

  • Thân – lá – tán cây: thân cây cao chừng 15 đến 25m, nếu được chăm sóc tốt cây có thể cao hơn đến 50m. Tán lá xum xuê rộng đến 30m. Lá cây có dạng kép lông chim chứa từ 6 đến 16 cặp lá nhỏ, khi mặt trời lặn hoặc có mưa là lá cây đi ngủ.
  • Quả – hạt và hoa: hoa của cây me tây có màu tím nhạt hoặc đôi khi có màu hồng. Hoa mọc thành từng chùm, cánh hoa nhỏ li ti trông khá xinh xắn. Hoa khi nở tỏa ra một mùi hương thơm dịu nhẹ làm ngây ngất mọi người. Quả của cây me tây dạng dẹt, màu đen bóng, hạt dài từ 10 đến 15cm có cơm dính trên hạt.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây me tây

  • Cây me tây khá dễ trồng và chăm sóc, cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
  • Cây có thể sống được ở mọi thời tiết kể cả khi thời tiết khắc nghiệt như vùng đồi núi, trung du đến vùng ven biển. Cây có khả năng chịu hạn khá tốt và chịu mưa tương đối ở lượng mưa 3000mm.

Cách trồng và chăm sóc cây me tây

Kỹ thuật trồng cây me tây

  • Đào hố trồng: cần đào hố sâu 40.40cm, với mật độ từ 7.8m mỗi cây. Bón cho hố một lượng phân hữu cơ 1kg phân chuồng hoại mục, 1 kg phân NPK và 0,5kg vôi bột rồi lấp hố lại để trước khi trồng 1 tháng.
  • Khi đã chuẩn bị được hố trồng và cây ta tiến hành trồng cây xuống hố. Bới 1 khoảng trống vừa đặt cây xuống hố. Vun đất xung quanh lại để cố định cây vun cao hơn gốc để khi tưới nước cây không bị ngập úng
Cây me tây rất dễ trồng và chăm sóc

Cách chăm sóc cây me tây

  • Cần chú trọng chăm sóc cây trong khoảng thời gian 3 năm đầu. Tưới nước đầy đủ, cắt bỏ cành sâu bệnh, bón phân cho cây theo định kỳ và phun trừ sâu bệnh hại cây khi phát hiện cây có sâu.
  • Cần bón phân 2 lần 1 năm để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi lần bón cần bón cho cây 1 lượng phân 0,3kg phân NPK. Cần tăng độ phân bón nên theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây.