Cây lựu – Cách trồng và chăm sóc cây lựu
Cây lựu là một trong số cây ăn quả được ưa chuộng khá nhiều ở nước ta. Cây mang ý nghĩa phong thủy đem lại điều lành, may mắn, thành công cho các thành viên trong gia đình. Cùng tôi đi tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây lựu sai quả, quả to mọng nước nhé.
Đặc điểm của cây lựu
Tên thường gọi: cây lựu
Tên khoa học Puni – cagranatum L
Thân cây thuộc tiểu mộc, với chiều cao trung bình từ 3-4m. Cây trồng trong chậu cảnh thường nhỏ nhắn hơn cây được trồng trực tiếp xuống đất. Cây phân nhiều cành nhánh với tán xòe xum xuê. Trên thân cây có những gai nhọn nhỏ, gai chỉ có ở thân ít xuất hiện ở cành.
Lá có phiến nhỏ và dài, tán lá xum xuê.
Có 3 loại cây lựu khác nhau: cây cho hoa đỏ quả chín màu đỏ hồng gọi là lựu đỏ, cây cho hoa trắng quả chín màu vàng là bạch lựu, cây cho hoa nhiều cánh màu đỏ tươi ít cho quả gọi là lựu bông.
Tác dụng của cây lựu
Cây lựu được nhiều người lựa chọn không chỉ với tác dụng làm cây ăn quả mà còn làm cây bóng mát.
Trong quả chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao có tác dụng chữa bệnh. Chứa các thành phần vitamin B, C, B2, canxi có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da, chống viêm da và phòng bệnh tiêu chảy.
Theo phong thủy trồng cây lựu trong nhà mang lại nhiều may mắn và tài lộc, thành công đến với gia chủ. Đặc biệt với những ngôi nhà mới trồng nên trồng cây lựu để đem đến nhiều may mắn hơn.
Kỹ thuật trồng cây lựu
Chọn giống: cây lựu có thể trồng bằng hạt, chiết cành. Với phương pháp gieo hạt ít đươc sử dụng hơn bởi cây cho hoa và đậu quả chậm, ít. Với phương pháp chiết cành cây sẽ được hưởng toàn bộ giống từ cây mẹ cho hoa và quả nhanh hơn, chất lượng hơn với phương pháp gieo hạt. Nên chiết cành vào mùa mưa cây nhanh ra rễ
Thời vụ và mật độ: nên trồng vào mùa mưa cây sẽ nhanh ra rễ và phát triển.
Làm đất và hố trồng: cây lựu khá dễ trồng và chăm sóc. Với những gia đình ít có diện tích trồng thì cây thường được trồng nhiều trong chậu cảnh. Dù trồng vào chậu hay dưới đất cây cũng cần chú ý chế độ thoát nước cho cây.
Phân bón: với 3 năm đầu trồng cây lựu cần bón cho cây lượng phân bón phù hợp như sau. Trước khi trồng cây xuống hố trồng 30 ngày tiến hành bón lót một lượng 1kg phân NPK, 10kg phân chuồng hoại mục, 1 kg vôi bột khử trùng đất. Trộn đều các loại phân bón lên với đất rồi lấp đất lại ủ khoảng 30 ngày mới trồng cây.
Trồng cây: nên trồng cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để cây không bị héo. Khi đã chuẩn bị được hố trồng và chọn được cây giống khỏe mạnh tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc nhọn tách bỏ lớp nilon bên ngoài bầu đất rồi trồng cây xuống hố. Đặt cây ngang mặt hố rồi lấp đất chèn chặt xuống hố, cố định gốc cây sau đó tưới nước giữ ẩm đất. Phủ rơm lên mặt để cây luôn ẩm, cắm cọc tránh gió lay gốc.
Cách chăm sóc cây lựu
Tưới nước: khi cây còn non và đang trong thời kỳ ra hoa đậu quả, lúc quả sắp chín nên tưới nhiều hơn. Đặc biệt mùa mưa cần tưới nước nhiều hơn để cây không bị héo. Làm cỏ quanh gốc cây vào vụ xuân và vụ thu cho sạch, xới toàn bộ đất xunh quanh gốc cây. Phủ quanh gốc bằng cỏ, cây phân xanh để tiêu trừ cỏ dại.
Cắt tỉa: tỉa bớt những cành dày, cành yếu, cành xâu bệnh, héo để dinh dưỡng tập trung vào các cành khỏe để cây có dáng thế đẹp hơn. Khi cây ra hoa cần vặt bỏ chồi ngọn hoặc cắt tỉa cành để cây cho quả to mà ngon hơn.
Bón phân: cây trồng chậu không cần bón phân cho cây tránh cây mọc lá xanh tốt không ra hoa đậu quả. Trước khi cây ra nụ cần bón bổ xung phân NPK để cây hấp thụ dinh dưỡng cho quả to, mọng nước hơn.
Xem thêm: Giống cây ăn quả độc đáo